Phòng Khám cần marketing mảng nha khoa liên hệ 0911.551.550

Vấn đề sức khỏe răng miệng ở phụ nữ mang thai

Sức khỏe răng miệng là một điều quan trọng mà mọi người cần lưu tâm. Việc chăm sóc răng đúng cách sẽ giúp chúng ta có được hàm răng trắng khỏe, hạn chế các bệnh lý về răng miệng. Đối với phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai, khi mà sự tăng lên mức độ của một số hormone như progesterone và estrogen sẽ làm tăng nguy cơ đối với một số vấn đề liên quan đến răng miệng. Do vậy việc quan tâm và lưu ý đến sức khỏe răng miệng cho bà bầu là một điều quan trọng, sau cùng là cải thiện tình trạng sức khỏe răng cho trẻ sau này. Trong bài viết hôm nay, nha khoa Solar sẽ tổng hợp và chia sẻ các vấn đề sức khỏe răng miệng ở phụ nữ mang thai mà mọi người cần lưu ý. Tham khảo bài viết phía dưới để hiểu rõ thêm nhé!
 
 
Mang thai có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề liên quan đến sức khỏe răng miệng và những vấn đề này có thể ảnh hưởng đến thai kỳ. Ví dụ, một số nghiên cứu cho thấy mối liên hệ giữa bệnh nướu răng và sinh non. Sinh non là sinh quá sớm trước 37 tuần mang thai. Trẻ sinh non có thể gặp phải nhiều vấn đề về sức khỏe răng miệng hơn so với trẻ sinh đủ tháng. Chăm sóc tốt miệng, răng và nướu khi mang thai có thể giúp bà bầu có một thai kỳ khỏe mạnh!.
 
Mang thai ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng như thế nào?
 
Những thay đổi trong cơ thể khi mang thai có thể ảnh hưởng đến răng và nướu:
 
  • Phụ nữ mang thai sẽ tăng mức độ của một số hormone như progesterone và estrogen. Những điều này có thể làm tăng nguy cơ đối với một số vấn đề sức khỏe răng miệng cho bà bầu.
  • Thói quen ăn uống có thể thay đổi khi mang thai như có thể ăn nhiều loại thực phẩm nhất định để bổ sung dinh dưỡng cho thai nhi. Các loại thực phẩm mà bà bầu ăn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.
  • Đối với một số phụ nữ mang thai khi đánh răng và dùng chỉ nha khoa có thể gây buồn nôn hoặc cảm thấy đau bụng

Vấn đề sức khỏe răng miệng ở phụ nữ mang thai

Những thay đổi này có thể làm tăng nguy cơ mắc một số vấn đề răng miệng khi mang thai, bao gồm:
 
  • Viêm nướu: Viêm nướu là tình trạng viêm đỏ và sưn của nướu. Nếu không được điều trị, nó có thể dẫn đến bệnh nướu răng nghiêm trọng hơn. Hormone thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ viêm nướu. Có đến 60 – 75%  phụ nữ mang thai bị viêm nướu. 
  • Sâu răng: Mang thai sẽ khiến phụ nữ dễ bị sâu răng.Từ đây bà bầu có thể truyền vi khuẩn gây sâu răng cho em bé trong khi mang thai và sau khi sinh. Điều này có thể gây ra vấn đề cho răng của bé sau này. Có thể thực hiện trám răng thẩm mỹ cho bà bầu khi mức độ sâu răng là vừa phải và chưa gây ra đau nhức.

Vấn đề sức khỏe răng miệng ở phụ nữ mang thai

  • Bệnh nha chu (còn gọi là viêm nha chu hoặc bệnh nướu răng): Nếu viêm nướu không được điều trị, nó có thể dẫn đến bệnh nha chu. Điều này gây ra nhiễm trùng nghiêm trọng ở nướu. Viêm nha chu có thể dẫn đến nhiễm khuẩn huyết (vi khuẩn trong máu). Đây là một tình trạng nghiêm trọng cần điều trị ngay lập tức. 
  • Răng lung lay: Nồng độ hormone progesterone và estrogen cao trong thời kỳ mang thai có thể nới lỏng các mô và điều này có thể làm cho răng bà bầu bị lỏng lẻo.
  • Xói mòn răng: Nếu phụ nữ mang thai bị nôn do ốm nghén, răng có thể tiếp xúc với quá nhiều axit dạ dày. Axit này có thể gây hại cho men răng sau cùng có thể dẫn đến xói mòn răng.
Dấu hiệu và triệu chứng của các vấn đề răng miệng khi mang thai là gì?
 
Các dấu hiệu và triệu chứng liên quan đến vấn đề răng miệng khi mang thai có thể bao gồm:
 
  • Hôi miệng
  • Răng lung lay
  • Loét miệng hoặc vón cục trên nướu
  • Tình trạng thưa răng
  • Nướu thu hẹp hoặc mủ dọc theo đường viền nướu 
  • Nướu có màu đỏ sưng, mềm hoặc sáng bóng, nướu dễ chảy máu
  • Đau răng 

Vấn đề sức khỏe răng miệng ở phụ nữ mang thai

Điều cần làm để bảo vệ sức khỏe răng miệng trong thời kỳ mang thai:
 
  • Đánh răng bằng kem đánh răng có fluoride hai lần một ngày và dùng chỉ nha khoa mỗi ngày một lần: Sử dụng bàn chải đánh răng có lông mềm. Đánh răng và dùng chỉ nha khoa thường xuyên có thể loại bỏ mảng bám và giúp giữ cho răng và nướu của bà bầu khỏe mạnh.
  • Nếu bà bầu không thể đánh răng vì có thể nôn, hãy dùng thuốc kháng axit hoặc súc miệng bằng hỗn hợp 1 muỗng cà phê baking soda trong 1 cốc nước. Súc miệng có thể giúp giảm lượng axit trong miệng. Thuốc kháng axit là thuốc giúp trung hòa axit dạ dày. 

Vấn đề sức khỏe răng miệng ở phụ nữ mang thai

  • Ghé thăm nha sĩ để kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ (6 tháng 1 lần). 
  • Ăn thực phẩm lành mạnh và hạn chế đồ ngọt: Thực phẩm lành mạnh bao gồm trái cây và rau quả, thịt nạc, bánh mì ngũ cốc nguyên hạt và mì ống hoặc các sản phẩm từ sữa ít béo. Hạn chế đồ ngọt và thực phẩm có đường, duy trì thói quen uống nước thay vì đồ uống có đường. Ăn thực phẩm lành mạnh giúp cung cấp cho bà bầu và em bé các chất dinh dưỡng quan trọng. Răng của bé bắt đầu phát triển trong khoảng từ 3 đến 6 tháng của thai kỳ. Các chất dinh dưỡng như canxi, protein, phốt pho và vitamin A, C và D sẽ giúp răng của bé phát triển khỏe mạnh.

Vấn đề sức khỏe răng miệng ở phụ nữ mang thai

Hy vọng với những tổng hợp và chia sẻ vừa rồi của chúng tôi, sẽ giúp cho bạn biết được thêm một số thông tin hữu ích về vấn đề răng miệng ở phụ nữ mang thai. Việc bảo vệ sức khỏe răng miệng cho giai đoạn thai kỳ là một điều quan trọng, không những cải thiện tình trạng răng ở bà bầu mà còn giúp bảo vệ răng cho trẻ sau này. Nha khoa Solar là một trong những nha khoa tốt nhất tại Nguyễn Tiểu La, nếu như có nhu cầu hay thắc mắc nào về các dịch vụ răng thẩm mỹ, cải thiện tình trạng răng thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua trungtamnhakhoa.com.vn để được tư vấn miễn phí!

✅Vấn đề sức khỏe răng miệng ở phụ nữ mang thai và những điều cần lưu ý.Phụ nữ mang thai sẽ tăng mức độ của một số hormone như progesterone và

Kết quả: 2.5/5 - (12 phiếu)

Ý kiến của bạn
Nhập nội dung bình luận