Phòng Khám cần marketing mảng nha khoa liên hệ 0911.551.550

Tất tần tật về hội chứng hôi miệng

Vấn đề sức khỏe răng miệng luôn được mọi người quan tâm hàng đầu, việc giữ gìn và bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt sẽ giúp cho hàm răng được trắng khỏe, tạo điều kiện cho bạn thêm tự tin hơn khi giao tiếp với mọi người. Một trong những bệnh về răng thường gặp đó chính là hội chứng hôi miệng. Hôi miệng xảy ra khá phổ biến với mọi người từ trẻ em cho đến người trưởng thành và gây ra nhiều khó khăn trong giao tiếp, khiến người bệnh trở nên tự ti, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống thường ngày. Hiểu rõ được điều đó, trong bài viết hôm nay nha khoa Solar sẽ tổng hợp về tất cả những vấn đề liên quan đến hội chứng hôi miệng để giúp bạn có thêm nhiều kiến thức trong việc bảo vệ và chăm sóc vấn đề răng miệng được tốt hơn. Tham khảo ngay bài viết để hiểu rõ thêm nhé!.
 
 
Hôi miệng là gì?
 
Chứng hôi miệng là một vấn đề sức khỏe răng miệng phổ biến, trong đó triệu chứng chính của bệnh là hơi thở có mùi hôi. Thậm chí người bệnh còn không thể phát hiện được mình bị hôi miệng.
 
Tất tần tật về hội chứng hôi miệng
 
Nguyên nhân gây ra hôi miệng
 
  • Chăm sóc sức khỏe răng miệng kém: Nếu không đánh răng đúng cách và thường xuyên cùng kiểm tra răng miệng định kỳ sẽ dễ khiến thức ăn vẫn còn tồn tại trong miệng. Tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Thực phẩm tích tụ lâu ngày trên răng, nướu và lưỡi có thể gây ra mùi khó chịu cho hơi thở.
  • Thức ăn không tốt cho hơi thở của răng miệng: Các thực phẩm như tỏi và hành tây, hoặc những thực phẩm có mùi nặng có thể làm ảnh hưởng đến hơi thở của bệnh nhân.
  • Làm sạch răng giả không đúng cách: Răng giả không được làm sạch đúng cách có thể tích tụ vi khuẩn, nấm và phần thức ăn còn sót lại gây hôi miệng.

Tất tần tật về hội chứng hôi miệng

  • Vi khuẩn gây mùi trên lưỡi: Một số vi khuẩn ở mặt sau của lưỡi có thể tương tác với các axit amin trong thực phẩm và tạo ra các hợp chất lưu huỳnh có mùi.
  • Bệnh nha chu: Một trong những triệu chứng chính của bệnh nha chu này là hơi thở có mùi khó chịu.
  • Khô miệng: Khi có sự sụt giảm lớn trong sản xuất điều tiết nước bọt, miệng không thể tự làm sạch và loại bỏ các mảnh vụn và phần sót lại của thức ăn. Khô miệng có thể xảy ra do một số thành phần có trong thuốc, rối loạn tuyến nước bọt hoặc do luôn thở bằng miệng thay vì mũi.

Tất tần tật về hội chứng hôi miệng

Điều trị chứng hôi miệng
 
Hội chứng hôi miệng được điều trị tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra hôi miệng, cụ thể:
 
  • Chăm sóc răng miệng kém: Nếu hôi miệng là do chăm sóc răng miệng không đúng cách. Thì người bệnh cần thay đổi thói quen này thay vào đó là cần chăm sóc răng miệng đúng cách như đánh răng tối thiểu 2 lần/mỗi ngày. Sử dụng kem đánh răng có chứa các chất tốt cho răng. Thăm khám răng miệng định kỳ 6 tháng/một lần/năm.
  • Bệnh nướu răng: Nếu nguyên nhân gây ra hôi miệng là do bệnh nướu răng thì tình trạng này có thể được điều trị bởi các bác sĩ có chuyên môn bằng sự can thiệp của các dịch vụ y tế phù hợp. Việc làm sạch nha chu thường giúp loại bỏ vi khuẩn và cao răng hoặc mảng bám đã tích tụ và gây viêm ở đường viền nướu.
  • Tích tụ mảng bám: Việc tích tụ một thời gian dài của các mảng bám có thể gây ra tình trạng hôi miệng. Bạn cần đến các nha khoa để thực hiện việc lấy mảng bám và vệ sinh răng miệng chuyên nghiệp nhằm ngăn chặn sự tích tụ của các mảng bám.
  • Tình trạng sức khỏe: Chẩn đoán và điều trị tình trạng sức khỏe hiện tại có thể làm cho người bệnh thoát khỏi hội chứng hôi miệng.

Tất tần tật về hội chứng hôi miệng

Ngăn ngừa hôi miệng
 
  • Đánh răng và dùng chỉ nha khoa ít nhất hai lần một ngày. Hầu hết các vi khuẩn gây hôi miệng đều sống trên lưỡi. Vì vậy bạn cần đánh răng xung quanh má và vòm miệng để cải thiện tích cực sự gây hôi miệng của những vi khuẩn sống trên lưỡi.
  • Nếu bạn có răng giả, hãy lấy chúng ra vào ban đêm và làm sạch chúng hoàn toàn trước khi đưa chúng trở lại vào miệng. 
  • Tăng sản xuất và điều tiết nước bọt bằng cách ăn các thực phẩm lành mạnh chẳng hạn như cà rốt và táo có thể làm tăng sự điều tiết nước bọt. Bạn cũng có thể nhai kẹo cao su không đường hoặc ngậm kẹo không đường để tạo điều kiện cho nước bọt sản xuất, hạn chế tình trạng khô miệng, ngăn chặn sự hình thành và phát triển của các vi khuẩn gây hôi miệng.
  • Ghé thăm nha sĩ thường xuyên và định kỳ. Việc kiểm tra thường xuyên có thể phát hiện các vấn đề liên quan đến sức khỏe răng miệng như bệnh nướu răng, nhiễm trùng và khô miệng. Nhằm hạn chế các yếu tố gây ra hôi miệng ở bệnh nhân.

Tất tần tật về hội chứng hôi miệng

Vừa rồi là những tổng hợp về nguyên nhân và cách ngăn ngừa hôi miệng mà bạn có thể tham khảo và áp dụng. Việc bảo vệ và quan tâm đến sức khỏe răng miệng là một điều quan trọng giúp cho hàm răng luôn khỏe mạnh và ngời sáng, tự tin hơn khi giao tiếp với mọi người. Nha khoa trẻ em tại quận 10 Solar luôn lắng nghe và giải đáp nhanh chóng về các dịch vụ thẩm mỹ răng và điều trị các vấn đề liên quan đến sức khỏe răng miệng hiệu quả. Liên hệ ngay với chúng tôi thông qua trungtamnhakhoa.com.vn để được tư vấn miễn phí nhé!.

✅Tất tần tật về hội chứng hôi miệng Hôi miệng nguyên nhân và cách chữa trị. Chứng hôi miệng là một vấn đề sức khỏe răng miệng phổ biến, triệu

Kết quả: 2.5/5 - (10 phiếu)

Ý kiến của bạn
Nhập nội dung bình luận