Phòng Khám cần marketing mảng nha khoa liên hệ 0911.551.550

Sâu răng ảnh hưởng thế nào đến mẹ bầu và thai nhi

Mẹ bầu bị sâu răng trong quá trình mang thai không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ mà còn tác động rất nhiều đến sự phát triển của thai nhi và sự hoàn chỉnh của hàm răng em bé sau này.
 
Sâu răng ảnh hưởng thế nào đến mẹ bầu và thai nhi
 
Mẹ bầu bị sâu răng có khả năng sinh non cao
 
1) Việc thay đổi thói quen sinh hoạt và thể chất khi mang thai khiến thai phụ dễ bị sâu răng, viêm nha chu hơn bình thường
 
  • Khó chải sạch những răng hàm ở bên trong
 
Thai phụ thường ăn nhiều bữa với số lượng ít nên miệng luôn tồn tại axit dễ gây sâu răng. Đặc biệt trong thời gian ốm nghén mệt mỏi, thai phụ rất khó chải sạch những răng hàm bên trong.
 
  • Hormon nữ tăng cao
 
Hormon nữ tăng cao trong thai kỳ dễ gây viêm lợi hơn bình thường. Đây là nguyên nhân gây ra viêm nha chu khi mang thai.
 
  • Khi mang thai, tính chất nước bọt bị biến đổi khiến miệng luôn cảm thấy dính, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển dẫn đến bà bầu bị sâu răng
 
Sâu răng ảnh hưởng thế nào đến mẹ bầu và thai nhi
 
2) Mẹ bầu bị sâu răng, viêm nha chu sẽ tăng nguy cơ sảy thai, sinh non gấp 2 – 3 lần
 
Từ năm 1996, các nhà khoa học trên thế giới đã chứng minh: Bà bầu bị sâu răng, viêm nha chu sẽ tăng nguy cơ sảy thai, sinh non gấp 2 - 3 lần, dễ bị tiền sản giật, trẻ sinh ra nhẹ cân (dưới 2,5kg). Khi mẹ bị viêm lợi, viêm nha chu, trong miệng sẽ xuất hiện một số vi khuẩn có hại. Các vi khuẩn này di chuyển từ khoang miệng vào nhau thai, làm tăng nồng độ sinh lý trong dịch ối, gây chuyển dạ sớm, sinh non, sinh nhẹ cân.
 
Ngoài ra, khi mang thai, mẹ bị viêm lợi sẽ khiến lượng canxi bé hấp thụ từ mẹ giảm sút, đây là nguyên nhân khiến bé nhẹ cân và không khỏe mạnh.
 
Sâu răng ảnh hưởng thế nào đến mẹ bầu và thai nhi
 
Bà bầu bị sâu răng tăng nguy cơ sâu răng cho bé ngay từ khi mới sinh
 
1) Răng của bé hình thành từ trong bụng mẹ
 
Mầm răng của bé được hình thành vào khoảng tuần 6 - 7 của thai kỳ. Từ tuần thứ 16 của thai kỳ, men răng và ngà răng đã phát triển để bao bọc mầm răng. Sau đó, thân răng (còn gọi là xương ổ răng) được hình thành để bao bọc phần chân răng và tủy răng là hệ thần kinh nằm phía bên trong. Từ 6 – 7 tháng sau sinh, răng sữa của bé sẽ phát triển hoàn chỉnh, nhú ra khỏi lợi.
 
Sâu răng ảnh hưởng thế nào đến mẹ bầu và thai nhi
 
2) Vi khuẩn gây sâu răng có thể lây từ mẹ sang con nếu bà bầu bị sâu răng
 
Vi khuẩn gây sâu răng không có trong miệng bé ngay khi được sinh ra mà thực chất bị lây từ miệng mẹ hoặc những người xung quanh thông qua việc hôn bé, bón thức ăn cho bé (từ ống hút, đũa hay thìa mà người lớn đã sử dụng).
 
Vi khuẩn gây sâu răng nhanh chóng sinh sôi ngay khi răng nhú. Trong đó, thời gian từ 6 tháng – 3 tuổi là thời kỳ bé dễ nhiễm vi khuẩn sâu răng nhất.
 
Những em bé mà mẹ có nhiều răng sâu cũng có nguy cơ sâu răng từ sớm rất cao. Vì thế, việc giữ vệ sinh răng miệng không chỉ tốt cho mẹ mà còn quyết định sức khỏe răng miệng của bé sau này. Cách lý tưởng nhất là bắt đầu phòng ngừa răng sâu cho bé ngay từ khâu chăm sóc răng miệng của người mẹ trong thời kỳ mang thai.
 
Sâu răng ảnh hưởng thế nào đến mẹ bầu và thai nhi
 
Cách chăm sóc răng miệng cho mẹ bầu bị sâu răng
 
  • Chải răng 2 lần/ ngày.
  • Làm sạch kẽ răng bằng chỉ nha khoa 1 lần/ ngày.
  • Súc miệng sạch sau khi ăn.
  • Lấy cao răng và kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ.
 
Sâu răng ảnh hưởng thế nào đến mẹ bầu và thai nhi
 
Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu bị sâu răng
 
1) Tăng cường thực phẩm giàu canxi photpho
 
Chế độ dinh dưỡng của mẹ đặc biệt quan trọng trong quá trình hình thành răng bé gồm những khoáng chất như canxi, phốt pho,... Thời kỳ này, nếu dinh dưỡng của người mẹ không hợp lý có thể khiến răng bé sau này yếu hoặc dễ bị sâu răng. Đặc biệt, canxi tốt cho quá trình phát triển răng, tạo nên hàm răng chắc khỏe.
 
2) Tăng cường sử dụng những nguồn thực phẩm giàu canxi
 
Đặc biệt bà bầu bị sâu răng cần lưu ý tăng cường sử dụng những nguồn thực phẩm giàu canxi như cua đồng, tôm đồng, tép nhỏ, hải sản không có thủy ngân, sữa và các sản phẩm từ sữa (sữa chua, phô mai, sữa tiệt trùng...), vừng đen, trắng; một số loại rau quả (chuối, kiwi, cam, rau súp lơ xanh, rau cải chíp, rau mùng tơi, muống, đậu, rau cần, cà rốt...).
 
Sâu răng ảnh hưởng thế nào đến mẹ bầu và thai nhi
 
Nếu bé nhà bạn có vấn đề gì về răng miệng thì hãy đến ngay trung tâm nha khoa trẻ em tại quận 10 Solar của chúng tôi để được tư vấn, thăm khám và điều trị kịp thời. 

✅ Sâu răng ảnh hưởng thế nào đến mẹ bầu và thai nhi địa chỉ khám và điều trị sâu răng uy tín. Mẹ bầu bị sâu răng trong quá trình mang thai không chỉ ảnh hưởng đến mẹ mà còn ảnh hưởng đến con

Kết quả: 2.7/5 - (11 phiếu)

Ý kiến của bạn
Nhập nội dung bình luận