Phòng Khám cần marketing mảng nha khoa liên hệ 0911.551.550

Những điều cần biết về bàn chải đánh răng của bạn

Miệng nuôi dưỡng hàng trăm loại vi sinh vật khác nhau, một số trong đó có thể chuyển sang bàn chải đánh răng trong khi sử dụng. Ngoài ra, vi sinh vật trong phòng tắm cũng có thể bám trên bàn chải đánh răng, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh. Chưa kể, khi bàn chải đánh răng được đặt ở gần nhau và chạm vào nhau, vi khuẩn có thể truyền từ bàn chải này sang bàn chải khác, dẫn đến nguy cơ lây nhiễm chéo và các bệnh về răng.
 
 
Dưới đây là các tiêu chí để mua được bàn chải tốt nhất cho bản thân và các thành viên trong gia đình
 
  • Chú ý tới lông bàn chải: Đây là một trong những yếu tố quan trọng đầu tiên mà bạn cần phải để mắt tới. Do chức năng chủ yếu của bàn chải chính là làm sạch các mảng bám thức ăn trên răng. Vì vậy, theo các chuyên gia bạn nên lựa chọn một chiếc bàn chải lông mềm không những bền mà còn vô cùng an toàn cho nướu của bạn. Bạn nên hạn chế các bàn chải lông cứng bởi chúng có thể làm men răng và nướu bị tổn thương.
  • Về kích thước bàn chải: Nhiều người cho rằng bàn chải càng lớn thì càng tốt. Nhưng đây lại là một quan niệm sai lầm. Bởi những gì chúng ta cần đó là đầu bàn chải có kích thước phù hợp để có thể làm sạch mảng bám dính trên bề mặt răng hàm. Bàn chải nên có đầu dài từ 20mm trở xuống là ổn.
 
Những điều cần biết về bàn chải đánh răng của bạn
 
  • Với những người đang niềng răng, việc lựa chọn bàn chải càng phải cẩn thận hơn. Bạn nên dùng loại bàn chải lông ở hai mép cao hơn lông ở giữa. Như vậy tiện lợi hơn cho việc làm sạch hàm răng bạn trong quá trình chỉnh nha thẩm mỹ.
  • Nên lựa chọn các thương hiệu uy tín: Hiện nay, trên thị trường xuất hiện không ít những thương hiệu bàn chải đánh răng. Để đảm bảo chất lượng và độ an toàn với sức khỏe răng miệng bạn nên chọn những thương hiệu nổi tiếng, đáng tin cậy mà nhiều người sử dụng.
 
Cách vệ sinh bàn chải đánh răng
 
  • Vệ sinh bàn chải trước và sau khi đánh răng là một cách để giữ bàn chải tương đối sạch. Hãy chắc là bạn đã loại bỏ những mảnh vụn thức ăn mắc kẹt trong sợi bàn chải. Đặc biệt, những người mắc bệnh tự miễn dịch hoặc bệnh toàn thân nên rửa sạch bàn chải bằng nước súc miệng kháng khuẩn.
  • Rửa thật kỹ: Một số vi khuẩn vô cùng khó xử lý. Nếu bạn là một người sợ vi khuẩn hoặc mắc bệnh tự miễn dịch, bạn có thể sử dụng chất khử trùng bàn chải đánh răng bày bán trong siêu thị. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng tia cực tím để tiêu diệt vi khuẩn một cách hiệu quả.
 
Những điều cần biết về bàn chải đánh răng của bạn
 
  • Bảo quản đúng cách: Đặt bàn chải theo chiều thẳng đứng để không khí có thể thoát ra ngoài. Sử dụng hộp đựng thích hợp và có lỗ thoát khí. Thiếu không khí sẽ tạo điều kiện cho nấm mốc sinh sôi và phát triển trên bàn chải của bạn.
  • Thay bàn chải thường xuyên: Bạn nên biết khi nào là lúc cần vứt bàn chải cũ. Hầu hết mọi người thường không có thói quen thay bàn chải mới thường xuyên. Hãy quan sát sợi bàn chải! Khi chúng bắt đầu có dấu hiệu thay đổi chính là lúc bạn cần nói lời tạm biệt với chiếc bàn chải cũ và mua ngay một cái mới. Ngoài ra, bạn cũng nên thay bàn chải tối thiểu 3 tháng/ lần. Đặc biệt, sau khi bị ốm, hãy thay bàn chải vì bạn sẽ không muốn những vi rút đó lại tiếp tục ở trong miệng một lần nữa.
 
Những điều cần biết về bàn chải đánh răng của bạn
 
  • Đừng sử dụng chung: Quan trọng nhất, đừng dùng chung bàn chải với bất kỳ ai. Vi khuẩn sâu răng hoàn toàn có thể lây lan. Sâu răng chính là bệnh truyền nhiễm.
Hướng dẫn đánh răng đúng cách
 
  • Bước 1: Làm sạch khoang miệng, súc miệng bằng nước lọc khoảng 30 giây để loại bỏ mảng bám lưu trú trong khoang miệng. Có thể dùng chỉ nha khoa để sạch sâu hơn.
  • Bước 2: Chuẩn bị bàn chải, kem đánh răng. Bàn chải nên dùng loại lông mềm để tránh làm tổn thương răng và nướu. Rửa sạch bàn chải dưới vòi nước mạnh để làm sạch vi khuẩn còn bám trong bàn chải, sau đó lấy lượng kem đánh răng bằng một hạt đậu to vừa đủ để đánh răng.
 
Những điều cần biết về bàn chải đánh răng của bạn
 
  • Bước 3: Đặt bàn chải nằm ngang và nghiêng 45 độ ở phần viền nướu. Đầu lông bàn chải phải tiếp xúc cả răng lẫn nướu. Chải nhẹ nhàng mặt ngoài của 2 – 3 răng với động tác rung và xoay tròn tại chỗ. Di chuyển bàn chải đến nhóm răng kế tiếp và lặp lại động tác trên. Chải mặt trong các răng tương tự. Giữ bàn chải theo chiều dọc khi chải mặt trong các răng trước, kéo bàn chải theo hướng ngoài – trong. Đặt bàn chải vuông góc với mặt nhai các răng chải từ sau ra trước và rung nhẹ. Tuyệt đối không được đánh răng theo chiều ngang với lực quá mạnh. Thời gian đủ để chải sạch răng là khoảng 2 – 3 phút.
  • Bước 4: Đừng quên chải lưỡi của bạn để loại bỏ vi khuẩn gây hôi miệng.
 
Những điều cần biết về bàn chải đánh răng của bạn
 
  • Bước 5: Làm sạch răng và khoang miệng.

Cuối cùng, hoàn thành quy trình đánh răng đúng cách bằng cách súc miệng lại bằng nước sạch. Sau khi đánh răng xong, bạn cũng cần phải rửa sạch bàn chải đánh răng và tuyệt đối không để bàn chải đánh răng dính kem đánh răng hoặc các mảng bám của răng miệng nhé! Sau khi vệ sinh bàn chải, bạn nên chải răng một lần nữa, nhưng không phải với kem mà là với nước sạch.

  • Bước 6: Sử dụng chỉ tơ nha khoa. Hãy xỉa răng ít nhất một lần một ngày, nhất là khi bạn đang bị sâu răng. Để xỉa răng, bạn nên hạn chế dùng tăm nhé mà nên sử dụng chỉ tơ nha khoa để xỉa được kỹ càng giữa các kẽ răng và chà xát nhẹ nhàng bên cạnh mỗi chiếc răng mà không gây tổn thương cho nướu và lợi.
 
Chăm sóc hàm răng khỏe mạnh để tiêu hóa thực phẩm, trắng bóng để có nụ cười tươi sáng, nguyên vẹn là cả một nghệ thuật. Vì “cái răng cái tóc là góc con người”, vừa về phương diện thẩm mỹ, đối thoại lẫn dinh dưỡng. Nha khoa SOLAR xin cung cấp thêm thông tin về nha khoa trẻ em tại quận 10.

✅ Những điều cần biết về bàn chải đánh răng của bạn giữ vệ sinh răng miệng một cách tối ưu. Miệng nuôi dưỡng hàng trăm loại vi sinh vật khác nhau, một số trong đó có thể chuyển sang bàn chải

Kết quả: 3.3/5 - (12 phiếu)

Ý kiến của bạn
Nhập nội dung bình luận