Nha khoa trẻ em và những điều phụ huynh cần biết
Với cuộc sống ngày càng phát triển và văn minh như hiện nay, các bậc cha mẹ nào cũng quan tâm, lo lắng cho con của mình và luôn mong muốn dành mọi điều tốt đẹp nhất cho con. Một trong những vấn đề thường gặp ở trẻ em mà các bậc phụ huynh luôn trăn trở đó là chăm sóc răng miệng ở trẻ. Vậy đâu là điều cần lưu ý về nha khoa trẻ em? Hãy cùng Nha khoa SOLAR tìm hiểu qua bài viết bên dưới.
Mọc răng ở trẻ
Mọc răng chính là giai đoạn hình thành những chiếc răng sữa đầu tiên ở trẻ em. Khi mọc răng, trẻ thường có các biểu hiện quấy khóc, chảy nhiều nước bọt và muốn nhai. Lúc này, cha mẹ cần chọn những sản phẩm dành cho trẻ nhai lúc mọc răng loại cứng và đặc. Và một lưu ý nữa là phụ huynh hãy tránh xa các sản phẩm có thành phần chứa benzocaine vì theo như nghiên cứu của Cục thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ, chất benzocaine có thể khiến trẻ bị bệnh nặng hay thậm chí còn là nguyên nhân dẫn đến tử vong.
Khi nào nên đưa trẻ đi thăm khám nha khoa?
Một thắc mắc mà các phụ huynh thường xuyên gửi về cho chúng tôi chính là “Khi nào thì tôi có thể đưa con mình đi khám nha?”. Theo như Hiệp hội Nha khoa Trẻ em Hoa Kỳ, việc khám nha phải được thực hiện sau khi trẻ em mọc chiếc răng đầu tiên và không được quá sinh nhật 1 tuổi của trẻ.
Khám nha chính là một biện pháp chủ động để bạn có thể bảo vệ sức khỏe răng miệng cho trẻ. Việc khăm khám nha khoa định kỳ sẽ giúp theo dõi chính xác và phát hiện được các vấn đề về răng ở trẻ em như thiếu mầm răng, răng dư, răng mọc thiếu,…hay những bất thường về nướu: thắng môi, thắng lưỡi gây cản trở phát âm,…hoặc những dấu hiệu bất ổn về xương hàm ở trẻ như cung hàm bị hẹp, hô, móm, răng chen chúc… Từ đó sẽ có những biện pháp can thiệp hoặc phòng ngừa kịp thời để giúp cho các răng vĩnh viễn mọc ngay ngắn.
Nha sĩ có thể giúp bạn:
- Thực hiện kiểm tra răng miệng.
- Đánh giá nguy cơ gây sâu răng của trẻ.
- Kiểm tra giai đoạn phát triển răng của trẻ.
- Xác định các thói quen xấu như mút ngón tay cái hay ngậm núm vú, sẽ gây ra hậu quả lên sự phát triển răng miệng của trẻ.
Có nên nhổ răng sữa cho trẻ không?
Để răng vĩnh viễn mọc lên không có những dấu hiệu lệch lạc, phụ huynh cần đưa trẻ đi nhổ răng sữa khi chúng bị lung lay. Độ tuổi thích hợp thay răng sữa được chia thành nhiều giai đoạn:
- Độ tuổi thay hai răng cửa giữa: 6 – 7 tuổi.
- Độ tuổi thay hai răng cửa bên cạnh: 7 – 8 tuổi.
- Độ tuổi thay hai răng nanh: 9 – 12 tuổi.
- Độ tuổi thay hai răng hàm đầu tiên: 9 – 11 tuổi.
- Độ tuổi thay hai răng hàm thứ 2: 10 – 12 tuổi.
Niềng răng cho trẻ em
Niềng răng cho trẻ em cũng là một dịch vụ rất được các cha mẹ quan tâm. Tuy nhiên, không phải trẻ em ở độ tuổi nào cũng có thể niềng răng được. Tùy theo từng thời kỳ mọc răng khác nhau mà các bác sĩ sẽ có các hình thức chỉnh nha để phù hợp với cấu trúc răng của trẻ. Niềng răng trẻ em thường được chia làm 3 giai đoạn như sau:
- Giai đoạn 1: Khi răng sữa bắt đầu nhú nên cho đến khi bé bước vào độ tuổi thứ 5.
- Giai đoạn 2: Lúc bé từ 6 – 12 tuổi. Đây là giai đoạn tiền chỉnh nha cho trẻ em. Ở độ tuổi này, nếu thấy răng của trẻ mọc lên có dấu hiệu lệch lạc thì cha mẹ nên cho bé đến nha khoa để bác sỹ thăm khám và có phương pháp định hình răng phù hợp, giúp răng mọc đúng vị trí, tránh để việc lệch lạc ảnh hưởng đến các răng khác.
- Giai đoạn 3: Thời điểm bé ở độ tuổi từ 13 – 21 tuổi.
Chăm sóc răng miệng cho trẻ
Việc chăm sóc răng miệng cho trẻ là điều vô cùng quan trọng mà phụ huynh nên lưu tâm. Vì răng sữa ở trẻ là răng non và rất dễ bị sâu răng bởi các tác nhân thực phẩm có nhiều đường như kẹo ngọt, nước ngọt mà trẻ em thường thích. Hơn nữa, việc chăm sóc răng miệng cho trẻ đồng thời cũng hình thành nên thói quen bảo vệ răng miệng của trẻ, trẻ sẽ nhận thức được tầm quan trọng của sức khỏe răng miệng và tự chủ động bảo vệ hàm răng của mình.
Các cha mẹ cần giúp trẻ:
- Đánh răng đều đặn 2 lần mỗi ngày với kem đánh răng có chứa flouride, dùng đầu bàn chải có lông mềm để tránh làm tổn thương nướu của trẻ.
- Đối với trẻ dưới 3 tuổi, bố mẹ không được sử dụng lượng kem đánh răng có kích thước lớn hơn một hạt gạo. Đối với trẻ trên 3 tuổi, bố mẹ có thể sử dụng lượng kem đánh răng cỡ một hạt đậu xanh.
- Hạn chế các loại thức ăn và đồ uống chứa nhiều đường cho trẻ như bánh kẹo, nước ngọt có gas,…
- Tập cho trẻ sử dụng chỉ nha khoa thay vì dùng tăm xỉa răng và súc miệng với nước súc miệng có chứa flouride và canxi cho răng chắc khỏe.
Hãy chăm sóc răng cho trẻ ngay khi chiếc răng đầu tiên mọc, để giúp trẻ có thói quen giữ gìn sức khỏe răng miệng tốt nhé! Đến ngay Nha khoa trẻ em tại quận 10 SOLAR để được tư vấn thăm khám răng miệng cho trẻ nhanh chóng và hiệu quả nhất!
Nha khoa trẻ em và những điều phụ huynh cần biết
✅Khám nha chính là một biện pháp chủ động để bạn có thể bảo vệ sức khỏe răng miệng cho trẻ. Việc khăm khám nha khoa định kỳ sẽ giúp theo dõi chính
Ý kiến của bạn
Bài viết liên quan
-
Khuyến mãi Tẩy Trắng Răng Và Bọc Răng Sứ
-
Thần dược giá rẻ trị bách bệnh đặc biệt các vấn đề răng miệng khiến ai cũng không ngờ tới
-
Niềng răng invisalign có hiệu quả không
-
Top thực phẩm cần ngưng ngay trong quá trình niềng răng
-
Làm sao để làm trắng răng bị ố vàng
-
10 bí mật giúp răng bạn luôn trắng sáng
-
Dấu hiệu cần nhổ răng khôn
-
Vật liệu làm bọc răng sứ
-
Điều bạn nên biết trước khi trám răng
-
Chăm sóc niềng răng đúng cách