Phòng Khám cần marketing mảng nha khoa liên hệ 0911.551.550

Nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa áp xe răng

Áp xe răng được gây ra bởi nhiễm trùng do vi khuẩn, hình thành nên một lớp mủ cục bộ nằm trong xương răng ở đỉnh chân răng hoặc xung quanh các bộ phận hỗ trợ răng chẳng hạn như nướu. Áp xe răng là tình trạng bệnh lý về răng có thể gặp ở cả trẻ em và người lớn, thường xảy ra do sâu răng không được điều trị hoặc do các chấn thương răng trước đó. Nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời áp xe răng có thể dẫn đến một số biến chứng nghiêm trọng. Vậy nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa áp xe răng là gì? Cùng nha khoa trẻ em tại quận 10 Solar trong bài viết ngày hôm nay để tìm hiểu vấn đề đó nhé!
 
 
Áp xe răng có thể biểu hiện ở cả dạng mãn tính và cấp tính và thường được phân loại tùy thuộc vào vị trí xảy ra:
 
  • Áp xe quanh răng: một dạng áp xe răng phổ biến xảy ra ở đỉnh của một chân răng.
  • Áp xe nướu: nhiễm trùng răng xảy ra trên bề mặt mô nướu dọc theo răng, tạo ra tình trạng sưng và đau ở nướu.
  • Áp xe nha chu: nhiễm trùng xảy ra bên trong túi nướu thường xảy ra nếu áp xe nướu không được điều trị.

Nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa áp xe răng

Triệu chứng của áp xe răng
 
  • Đau răng nghiêm trọng sẽ là triệu chứng có thể thấy khi bị áp xe răng. Tại vị trí áp xe có thể xuất hiện cơn đau dữ dội. Nó có thể bắt đầu bằng những cơn đau đột ngột và sau đó cơn đau có thể lan rộng ra khắp bề mặt răng.
  • Áp xe răng có thể làm ảnh hưởng đến toàn bộ hàm, tai và một phần cổ của bên áp xe. Gây ra tình trạng đau và khó chịu khi đi ngủ với một phần phía bên hàm  bị áp xe.
  • Có thể gây ra hiện tượng sưng má, đỏ và đau quanh má nơi bị áp xe răng.
  • Nướu có thể trông sáng bóng và sưng. Răng có thể bị lỏng lẻo và bắt đầu dịch chuyển. 
  • Gây ra sự nhạy cảm cho răng khi ăn hoặc nuốt thức ăn đồ uống quá nóng hoặc quá lạnh.
  • Hôi miệng có thể xảy ra khi bị áp xe răng.
  • Trong một số ít trường hợp, có thể có gặp vấn đề về hô hấp khi bị áp xe răng chẳng hạn như sốt và khó thở. 

Nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa áp xe răng

Nguyên nhân gây ra áp xe răng
 
Các nguyên nhân chính của áp xe răng là:
 
  • Răng bị sâu hoặc bị tổn thương do chấn thương, vỡ hoặc sứt mẻ: Nếu không được điều trị, răng sâu có thể kích thích áp xe. Điều này có thể dẫn đến một lỗ mở trong men răng (lớp ngoài cùng và lớp bảo vệ của răng), cho phép vi khuẩn xâm nhập vào trung tâm của răng (tủy) dẫn đến áp xe ở đỉnh răng. Trong trường hợp này nếu như nơi nhiễm trùng không được điều trị thì sẽ gây ra hiện tượng áp xe từ chân răng.
  • Nhiễm trùng ở nướu và túi sâu bên trong nướu cũng có thể thúc đẩy áp xe.
  • Nhiễm trùng sau điều trị nha khoa như nhổ răng, cấy ghép, tẩy trắng răng và điều trị tủy,…
  • Một hệ thống miễn dịch không tốt dễ bị nhiễm trùng cũng gây ra khả năng bị áp xe.

Nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa áp xe răng

Biện pháp phòng ngừa áp xe răng
 
Các trường hợp áp xe răng có thể giảm đáng kể nếu duy trì việc vệ sinh răng miệng đúng cách. Một số phương pháp chính để ngăn ngừa áp xe răng sau đây mà bạn có thể tham khảo:
 
Chế độ ăn
 
Việc hấp thụ nhiều đường là một trong những nguyên nhân chính gây sâu răng. Đường dính vào các cấu trúc răng và đẩy nhanh quá trình sâu răng. Do đó, tránh hấp thụ nhiều các thực phẩm có đường, tinh bột và tránh để sót lượng đường trong miệng để giảm nguy cơ phát triển áp xe răng.
 
Nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa áp xe răng
 
Sử dụng kem đánh răng có fluoride
 
Fluoride là các chất bảo vệ răng, góp phần tái tạo hóa men răng và ngăn ngừa sự hình thành axit. Do vậy việc sử dụng kem đánh răng hay nước súc miệng có fluoride sẽ hạn chế sự hình thành áp xe răng..
 
Vệ sinh răng miệng đúng cách
 
  • Đánh răng 2 lần/ mỗi ngày là biện pháp hữu hiệu làm sạch răng và ngăn ngừa áp xe răng.
  • Dùng chỉ nha khoa, sử dụng bàn chải đánh răng mềm có chất lượng để làm sạch giữa răng và nướu. 
  • Thay bàn chải đánh răng cứ sau 3 đến 4 tháng hoặc khi thấy hiện tượng “xù lông” ở bàn chải đánh răng.
 
Khám răng định kỳ
 
Ghé thăm các trung tâm nha khoa uy tín để kiểm tra thường xuyên. Thời gian thăm khám định kỳ tốt nhất là 6 tháng/ 1 lần trong năm. Cần trình bày rõ với nha khoa khi phát hiện các triệu chứng của áp xe răng hoặc bất kỳ dấu hiệu nào liên quan đến vấn đề răng miệng.
 
Nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa áp xe răng
 
Áp xe răng là một bệnh lý răng miệng nghiêm trọng và có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu như không phát hiện và điều trị kịp thời. Hy vọng với những chia sẻ vừa rồi sẽ cho bạn thêm nhiều kiến thức nha khoa về vấn đề áp xe răng để bảo vệ sức khỏe răng miệng được tốt hơn. Mọi thắc mắc xin liên hệ với chúng tôi thông qua website trungtamnhakhoa.com.vn để được hỗ trợ và tư vấn nhanh nhất!

✅Nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa áp xe răng Sự nguy hiểm của áp xe răng. Áp xe răng là tình trạng bệnh lý về răng có thể gặp ở cả trẻ em và người

Kết quả: 2.4/5 - (15 phiếu)

Ý kiến của bạn
Nhập nội dung bình luận