Nguyên nhân hôi miệng và các cách khắc phục mà bạn cần biết
Hôi miệng là chứng bệnh tuy không ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng nhưng lại gây cho bạn không ít ảnh hưởng trong khi giao tiếp, khiến cho người bệnh mất tự tin, ảnh hưởng đến tinh thần, ảnh hưởng đến cả cuộc sống thành công của người bệnh. Hôm nay, Nha khoa Solar - Nha khoa uy tín quận 10 sẽ cùng các bạn tìm hiểu nguyên nhân cũng như những vấn đề xung quanh về bệnh hôi miệng và tìm ra cách khắc phục được tình trạng này nhé!
Nguyên nhân hôi miệng
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hôi miệng. Một số lý do hoàn toàn vô hại, tuy nhiên số khác lại là dấu hiệu của những vấn đề sức khoẻ nghiêm trọng. Hiểu rõ các nguyên nhân gây hôi miệng sẽ giúp bạn tiếp cận vấn đề dễ dàng hơn và lập ra một lộ trình giải quyết phù hợp.
1. Chăm sóc răng miệng kém:
Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra chứng hôi miệng. Nếu vệ sinh răng miệng không tốt thì thức ăn sẽ bị mắc tại răng và nướu của bạn. Enzym có trong nước bọt sẽ là nguyên nhân gây mùi hôi khó chịu.
2. Ăn, uống thực phẩm có mùi:
Chế độ ăn uống là một nguyên nhân quen thuộc của bệnh hôi miệng. Một số loại thức ăn như tỏi, cá, hành, café, đồ ăn cay nóng chính là những tác nhân gây nên chứng bệnh hôi miệng ở người lớn. Mùi của thực phẩm trên sẽ bám vào răng miệng ngay cả khi bạn đã đánh răng Sau khi được tiêu hóa, những chất hóa học gây ra mùi hôi chứa trong thức ăn được hấp thụ vào máu và đi đến phổi. Thông qua quá trình trao đổi khí, những chất này được thở ra qua đường mũi hoặc miệng, và mang theo mùi hôi của mình.
3. Đồ ngọt:
Đường là một trong những thực phẩm rất có hại cho răng miệng. Nếu dùng quá nhiều thì sẽ là một trong những nguyên nhân gây nên chứng hôi miệng mà còn gây ra sâu răng ở trẻ thậm chí là nguời lớn và có thể là nghiêm trọng hơn.
Ngoài những nguyên nhân trên thì còn có rất nhiều nguyên nhân khác. Trong đó phải kể đến những nguyên nhân về bệnh lý. Với một số bệnh nhân mắc các bệnh liên quan đường hô hấp như viêm họng, viêm phổi, viêm amidan, …bệnh về đường tiêu hóa như trào ngược dạ dày, thực quản, loét dạ dày…bệnh tiểu đường, suy gan, thận. Bên cạnh đó việc hơi thở có mùi khó chịu còn do một số tác dụng phụ khác của các loại thuốc như thuốc chống dị ứng, thuốc trầm cảm và thuốc hạ huyết áp.
Cách khắc phục hôi miệng
1. Đánh răng và sử dụng chỉ nha khoa:
Đánh răng đúng cách 2 lần mỗi ngày với kem có chứa flo kết hợp với việc sử dụng chỉ nha khoa và làm sạch lưỡi là cách tốt nhất để phòng tránh các bệnh nha khoa bao gồm cả hôi miệng. Loại bỏ những thức ăn thừa trong miệng sẽ ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, giữ gìn hàm răng khỏe mạnh và hơi thở thơm mát.
2. Sử dụng nước súc miệng:
Nước súc miệng có thể hỗ trợ trong việc tiêu diệt các vi khuẩn có hại và che đậy tạm thời những mùi hôi trong hơi thở. Tuy nhiên, đây chỉ là một biện pháp tạm thời. Kết hợp với đánh răng và sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ hoàn toàn các vi khuẩn.
3. Vệ sinh lưỡi:
Vi khuẩn không chỉ bám trên răng mà còn hiện diện trên bề mặt lưỡi. Chính vì vậy, đừng quên làm sạch lưỡi trong quá trình vệ sinh răng miệng. Nếu bạn thấy những mảng bám màu trắng hoặc nâu ở phía mặt trên lưỡi, đó chính là nơi tập trung của các vi khuẩn. Sử dụng bàn chải thông thường hoặc cây cạo lưỡi loại bỏ những mảng bám này để ngăn ngừa hôi miệng.
4. Uống nước nhiều:
Miệng khô cũng chính là môi trường thích hợp cho vi khuẩn phát triển mạnh. Do vậy cung cấp đủ nước cho cơ thể không những tốt cho sức khỏe mà còn rất tốt cho việc chữa bệnh hôi miệng. Đối với những bệnh nhân bị khô miệng mãn tính cần phải có sự can thiệp của các bác sĩ, kê đơn thuốc để kích thích tiết nước bọt hoặc chuẩn bị nước bọt nhân tạo.
5. Nhờ sự trợ giúp của nha sĩ:
Nếu như tình trạng tiếp tục kéo dài sau khi đã thử mọi phương pháp trị hôi miệng tại nhà, bạn nên đến các phòng khám nha khoa để xác định nguyên nhân của vấn đề. Với một số quy trình làm sạch đơn giản, nha sĩ sẽ nhanh chóng giải quyết vấn đề và hướng dẫn bạn những bước tiếp theo để ngăn ngừa hôi miệng quay trở lại. Tái khám răng miệng định kỳ còn giúp bạn phát hiện sớm tình trạng khô miệng hay viêm nướu và chữa trị trước khi chúng trở nên nghiêm trọng hơn. Nếu nha sĩ không phát hiện được bất cứ bất thường nào trong miệng, bạn sẽ được chỉ định đến gặp bác sĩ để kiểm tra những khả năng khác có thể gây hôi miệng.
Nhưng tốt nhất bạn nên hình thành thói quen thực hiện các biện pháp đơn giản và dễ làm tại nhà ngay cả khi chưa có bệnh để phòng ngừa, đừng để khi mắc bệnh rồi mới thực hiện sẽ gặp nhiều khó khăn và phiền toái hơn đấy nhé.
Mọi vấn đề về răng miệng cần được giải đáp, quý khách vui lòng liên hệ qua hotline hay truy cập wensite trungtamnhakhoa.com.vn hoặc đến trực tiếp Nha khoa Solar - Nha khoa trẻ em tại quận 10 để đươc bác sỹ tư vấn tận tình nhé!
Nguyên nhân hôi miệng và các cách khắc phục mà bạn cần biết
✅Nguyên nhân hôi miệng và các cách khắc phục mà bạn cần biết. Là chứng bệnh tuy không ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng nhưng lại gây cho bạn không
Ý kiến của bạn
Bài viết liên quan
-
Khuyến mãi Tẩy Trắng Răng Và Bọc Răng Sứ
-
Thần dược giá rẻ trị bách bệnh đặc biệt các vấn đề răng miệng khiến ai cũng không ngờ tới
-
Niềng răng invisalign có hiệu quả không
-
Top thực phẩm cần ngưng ngay trong quá trình niềng răng
-
Làm sao để làm trắng răng bị ố vàng
-
10 bí mật giúp răng bạn luôn trắng sáng
-
Dấu hiệu cần nhổ răng khôn
-
Vật liệu làm bọc răng sứ
-
Điều bạn nên biết trước khi trám răng
-
Chăm sóc niềng răng đúng cách