Chữa viêm tủy răng sữa cho trẻ em
Các bậc phụ huynh thường khá chủ quan khi trẻ gặp các bệnh lý về tủy răng sữa và cho rằng sau một thời gian trẻ thay răng bệnh sẽ tự khỏi nên gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho răng miệng của trẻ.
Viêm tủy răng sữa ở trẻ em là gì?
Tủy răng là một bộ phận nằm trong cùng của răng, bao gồm tủy buồng và hệ thống ống tủy, có chức năng dẫn truyền thần kinh và nuôi dưỡng răng.
Bệnh viêm tủy răng hiện nay thường xảy ra rất phổ biến ở lứa tuổi trẻ em do những viêm nhiễm quanh răng gây ra. Bệnh viêm tủy diễn biến qua 3 giai đoạn: viêm tủy có hồi phục; viêm tủy không hồi phục và hoại tử tủy.
Nguyên nhân gây ra viêm tủy răng sữa ở trẻ em là gì?
Trẻ bị viêm tủy răng thông thường là do sâu răng gây ra, không được điều trị sớm, tình trạng sâu răng trầm trọng hơn. Lúc đó sẽ biến chứng sang viêm tủy răng, vi khuẩn sâu răng sẽ tấn công vào tủy đi qua ống ngà được gọi là sâu ngà hoặc đi qua lỗ chân răng được gọi là bệnh nha chu.
Nguyên nhân thứ 2 dẫn đến bệnh viêm tủy răng ở trẻ em là do chấn thương. Nghĩa là trẻ bị thương gây tổn hại đến răng như gãy răng, vỡ răng hoặc chảy máu chân răng.
Phòng ngừa viêm tủy răng sữa ở trẻ em
Phải giữ vệ sinh răng miệng cho trẻ thật tốt sau các bữa ăn và chăm sóc răng miệng cho trẻ đúng cách.
Hạn chế cho trẻ ăn thức ăn có nhiều đường như: bánh kẹo, nước ngọt và tránh xa các loại thức ăn mềm dễ dính răng như: kẹo dẻo, nho khô, trái cây sấy,... Những loại thức ăn này làm cho vi khuẩn hoạt động mạnh tiết ra nhiều acid có hại cho răng.
Tạo cho trẻ thói quen dùng chỉ tơ nha khoa. Dùng chỉ nha khoa giúp bạn loại bỏ các vi khuẩn phát triển giữa các răng. Đánh răng không chưa đủ hiệu quả, nên dùng chỉ nha khoa hai lần một ngày.
Cho trẻ súc miệng bằng nước diệt khuẩn một hoặc hai lần mỗi ngày sau khi đánh răng để loại trừ các mảng bám trên bề mặt răng.
Các bậc cha mẹ cần phát hiện và điều trị sớm các răng bị sâu của trẻ, như vậy sẽ làm giảm bớt nguy cơ bị viêm tủy răng.
Nên đưa trẻ đi khám răng định kỳ 6 tháng/ lần để kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường ở giai đoạn đầu. Không nên chờ đến khi răng bị viêm tủy hay đau răng mới đến nha khoa.
Điều trị viêm tủy răng sữa cho trẻ
Tùy vào bệnh lý của răng mà bác sĩ sẽ có cách điều trị và tư vấn khác nhau.
- Che tủy gián tiếp và trám răng
Được chỉ định cho các trường hợp lỗ sâu sát tủy. Calcium Hydroxie sẽ được đặt lên phần ngà mềm, sau đó đặt Eugenate trong vòng ít nhất 6 tuần. Và cuối cùng răng sữa được trám lại bằng GIC.
- Lấy tủy buồng và trám răng
Được chỉ định cho những trường hợp tủy buồng bị viêm còn tủy ở phần chân răng vẫn khỏe. Bác sĩ sẽ tiến hành lấy đi phần tủy bị nhiễm trùng và bảo tồn phần tủy chân răng chưa nhiềm trùng. Sau đó dùng Formocresol đặt ở đầu ống tủy, trám lại bằng Eugenate và cuối cùng là trám lại bằng GIC.
- Lấy tủy toàn phần
Được chỉ định cho các trường hợp răng có triệu chứng viêm tủy mãn tính hoặc tủy răng bị hoại tử (đau răng tự phát, đau về đêm, sưng, lung lay, có mủ ở khe nướu). Toàn bộ phần tủy răng sẽ được lấy đi, sau đó trám bít các ống tủy chân răng bằng Reinfored zinc oxide và eugenol. Cuối cùng trám lại bằng GIC.
Việc điều trị tủy răng sữa cho trẻ là rất cần thiết để đảm bảo sức khỏe răng miệng về lâu dài. Tuy nhiên, quá trình điều trị thường gặp nhiều khó khăn do trẻ sợ đauvà bất hợp tác với bác sĩ nên giấu, không nói với bố mẹ. Vậy nên, khi phát hiện con trẻ có các biểu hiện của bệnh lý thì cha mẹ cần phải quan tâm hơn, chuẩn bị tâm lý sẵn sàng cho trẻ và tìm một trung tâm nha khoa uy tín chữa tủy răng tại quận 10 để được điều trị hiệu quả và kịp thời.
Chữa viêm tủy răng sữa cho trẻ em cách điều trị các bệnh lý về răng miệng ở trẻ em
✅ Chữa viêm tủy răng sữa cho trẻ em cách điều trị các bệnh lý về răng miệng ở trẻ em. Các bậc phụ huynh thường khá chủ quan khi trẻ gặp các bệnh lý về tủy răng sữa.
Ý kiến của bạn
Bài viết liên quan
-
Khuyến mãi Tẩy Trắng Răng Và Bọc Răng Sứ
-
Thần dược giá rẻ trị bách bệnh đặc biệt các vấn đề răng miệng khiến ai cũng không ngờ tới
-
Niềng răng invisalign có hiệu quả không
-
Top thực phẩm cần ngưng ngay trong quá trình niềng răng
-
Làm sao để làm trắng răng bị ố vàng
-
10 bí mật giúp răng bạn luôn trắng sáng
-
Dấu hiệu cần nhổ răng khôn
-
Vật liệu làm bọc răng sứ
-
Điều bạn nên biết trước khi trám răng
-
Chăm sóc niềng răng đúng cách