Tìm hiểu về các loại răng sứ trên thị trường hiện nay
Răng sứ là một công cụ vô cùng hữu ích trong việc phục hình răng thẩm mỹ, hô biến hàm răng của bạn trở nên trắng đều để có một nụ cười hoàn hảo, tạo được thiện cảm trong giao tiếp hằng ngày và giúp bạn tự tin hơn khi đứng trước đám đông. Có thể nói, bọc răng sứ đang là phương pháp tiên tiến nhất trong tất cả các phương pháp thẩm mỹ răng miệng hiện nay bởi những ưu điểm tuyệt vời mà nó mang lại cho người sử dụng.
Trên thị trường có rất nhiều loại răng sứ với ưu nhược điểm và giá thành rất đa dạng. Bạn đang phân vân không biết nên lựa chọn răng sứ nào phù hợp với nhu cầu và điều kiện của bản thân? Đừng bỏ qua bài viết dưới đây. Nha khoa SOLAR sẽ cùng bạn tìm hiểu về các loại răng sứ thông dụng trên thị trường cũng như phân tích ưu và nhược điểm của từng loại.
Tại sao phương pháp bọc răng sứ được rất nhiều người ưa chuộng hiện nay?
Bọc răng sứ là phương pháp phục hình răng thẩm mỹ sử dụng mão răng sứ hoặc miếng dán răng sứ để lắp vào phần thân răng. Răng trước khi được bọc sứ sẽ được mài cùi để tạo điều kiện cho quá trình lắp răng sứ thuận tiện và hiệu quả cao hơn.
Bọc răng sứ có thể được coi là phương pháp tiên tiến nhất hiện nay để đem lại một hàm răng trắng đều hoàn hảo và khôi phục chức năng ăn nhai cho người sử dụng. Bọc răng sứ giúp khắc phục các tình trạng răng bị thưa, hàm răng hô, móm, răng bị lệch lạc không đều nhau, răng bị hư tủy, sâu răng, răng ố vàng nặng do nhiễm tetracycline.
Răng sứ có những loại nào?
Dựa vào cấu tạo khung sườn răng, răng sứ được chia thành hai loại: Răng sứ kim loại và răng sứ toàn sứ.
Răng sứ kim loại
Răng sứ kim loại thông dụng hiện nay gồm có răng sứ kim lọi thường, răng sứ titan và răng sứ kim loại quý.
Đối với răng sứ kim loại nói chung, răng sứ có một phần bên trong bọc bằng kim loại và bên ngoài đuộc phủ hoàn toàn bằng sứ. Hợp kim loại bên trong răng sứ thường là hợp kim Crom -Niken hoặc hợp kim Crom – Coban. Trong đó hợp kim Coban – Crom ít xảy ra những phản ứng phụ với người dùng hơn. Còn hợp kim Niken – Crom có ưu điểm là chi phí thấp nhưng ngược lại dễ gây ra những phản ứng không tốt cho người dùng. Thường loại răng sứ này sẽ có giá thấp hơn so với các loại răng sứ khác trên thị trường, phù hợp với những người có mức thu nhập trung bình.
Tuy nhiên, răng sứ kim loại lại có tuổi thọ kém nhất trong tất cả các loại răng sứ, chỉ từ 3 -5 năm. Khi sử dụng lâu dài, lớp kim loại bên trong sẽ bị oxy hóa dẫn đến làm đen viền răng, gây mất thẩm mỹ cho hàm răng của bạn rất dễ sứt mẻ, nếu không làm lại kịp thời có thể gây ra các bệnh lý cho răng thật.
Răng sứ titan về cơ bản cũng thuộc răng sứ kim loại, nhưng bên trong nó được phủ một lớp hợp kim titan. Titan có ưu điểm là giúp răng sứ trở nên nhẹ hơn, chắc hơn, phù hợp với những trường hợp làm cầu răng dài trong phương pháp cầu răng sứ phục hồi răng mất. Titan cũng được sử dụng khá phổ biến trong y học vì nó không gây dị ứng và có thể kết hợp tốt với tổ chức xương của cơ thể, trong đó có răng. Răng sứ titan có tuổi thọ cao, khoảng 5 -10 năm trở lên.
Nhược điểm của dòng răng sứ này cũng tương tự như răng sứ kim loại thường đó chính là làm đen viền nướu răng sau một thời gian dài sử dụng. Ngoài ra, răng sứ titan có màu sắc thân răng hơi đục và độ bóng không được tự nhiên như răng toàn sứ.
Răng sứ kim loại quý là một sản phẩm cải tiến ưu việt so với hai loại răng sứ trên. Răng sứ kim loại quý có một phần bên trong được làm từ kim loại quý như vàng, platin, palladium và được phủ hoàn toàn sứ bên ngoài. Tuổi thọ của răng sứ kim loại quý khá cao, với đặc tính của kim loại quý khi sử dụng rằn sẽ không bị đen viền răng sau nhiều năm sử dụng. Màu sắc tự nhiên gần như răng thật. Có khả năng tích hợp với xương tốt, hạn chế sự đổi màu của răng. Kim loại vàng có tính sát khuẩn, nên răng sứ có tác dụng chống được tình trạng viêm nhiễm xay ra cho răng.
Vì là kim loại quý nên việc sử dụng các kim loại quý hiếm đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao khi thực hiện, nên chi phí cao hơn so với các loại răng sứ khác, thường giá của các loại răng sứ này sẽ phụ thuộc nhiều vào giá của chính kim loại đó ở thười điểm khách hàng thực hiện bọc răng. Hiện nay không có nhiều cơ sở nha khoa có đủ khả năng để thực hiện được kỹ thuật này, nên khi thực hiện bạn cần chọn cho mình một cơ sở nha khoa thực sự uy tín.
Răng sứ toàn sứ
Răng sứ toàn sứ còn được biết đến với tên gọi răng sứ không kim loại. Có thể nói đây là loại răng sứ chất lượng tốt nhất và đạt tính thẩm mỹ cao nhất trong tất cả các loại răng sứ trên thị trường hiện nay. Cấu tạo của răng toàn sứ khác với những dòng răng sứ kim loại, ngoài lớp men bên ngoài được làm từ sứ thì phần khung sườn bên trong cũng được cấu tạo từ các loại sứ nguyên chất khác nhau, tạo nên màu sắc trắng đều từ khung sườn cho đến lớp men. Chính vì thế, răng sứ toàn sứ có những ưu điểm tuyệt vời sau:
- Răng có màu như răng thật, đẹp tự nhiên, trong, bóng, đều so với các răng còn lại. đặc biệt vẫn là màu trắng dù chiếu quang.
- Độ bền lâu hơn, hàng chục năm không phải làm lại hoặc có thể kéo dài vĩnh viễn nếu biết chăm sóc răng miệng đúng cách.
- Không đen viền lợi, không khe hở.
- Không kích thích mô mềm, không hôi miệng vì không bị dắt thức ăn và số lần khám ít hơn, phục hình nhanh hơn.
Nhược điểm duy nhất có thể kể đến của dòng răng sứ này chính là chúng có giá thành khá cao so với các loại răng sứ khác.
Răng toàn sứ có các loại phổ biến là răng sứ Cercon, răng sứ Emax, Zirconia, Lava Plus,…
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua website trungtamnhakhoa.com.vn hoặc qua hotline để được thông báo bảng giá bọc răng sứ mới nhất và được tư vấn tận tình, nhanh chóng bởi các chuyên gia của Nha khoa Solar.
Tìm hiểu về các loại răng sứ trên thị trường hiện nay
✅Bọc răng sứ là phương pháp phục hình răng thẩm mỹ sử dụng mão răng sứ hoặc miếng dán răng sứ để lắp vào phần thân răng.
Ý kiến của bạn
Bài viết liên quan
-
Khuyến mãi Tẩy Trắng Răng Và Bọc Răng Sứ
-
Thần dược giá rẻ trị bách bệnh đặc biệt các vấn đề răng miệng khiến ai cũng không ngờ tới
-
Niềng răng invisalign có hiệu quả không
-
Top thực phẩm cần ngưng ngay trong quá trình niềng răng
-
Làm sao để làm trắng răng bị ố vàng
-
10 bí mật giúp răng bạn luôn trắng sáng
-
Dấu hiệu cần nhổ răng khôn
-
Vật liệu làm bọc răng sứ
-
Điều bạn nên biết trước khi trám răng
-
Chăm sóc niềng răng đúng cách