Những yếu tố thường làm hư răng ở trẻ
Quản lý sức khỏe răng miệng trong những năm đầu đời ở trẻ là vô cùng quan trọng. Cha mẹ thường ít khi quan tâm đến vấn đề này, một phần do công việc bận rộn hay chủ quan cho rằng răng sữa sẽ nhổ đi sau này nên không cần quan tâm. Điều này khiến cho trẻ dễ mắc các bệnh về răng nướu mà các nha sĩ cũng không thể phục hồi được, chỉ có thể cải thiện hơn việc ăn uống nên việc nha khoa trẻ em là rất quan trọng.
Theo các nhà khoa học có ba yếu tố khiến răng trẻ nhỏ dễ hư sớm, đó là do yếu tố môi trường, yếu tố di truyền và sự kết hợp cả hai yếu tố. Mỗi yếu tố đều gây nên sự ảnh hưởng bất lợi cho răng tùy mức độ. Còn mục đích của các nha sĩ trong công việc phòng khám của nha khoa nhi là tập trung vào việc ngăn ngừa và điều trị các bệnh răng miệng khác nhau cho trẻ em và thanh thiếu niên, và quản lý sức khỏe răng miệng từ giai đoạn đầu của trẻ với mục đích thiết lập răng bình thường từ lần răng rụng đầu tiên để đạt được kết quả tốt cuối cùng của việc bảo vệ răng.
1. Yếu tố môi trường
- Do thói quen ăn uống không khoa học và kém vệ sinh răng miệng: gây ra sâu răng, viêm nha chu, khả năng nhai kém, khớp cắn không đều, răng bị lệch, vòm răng không cân đối gây móm hô và các tật răng,…
- Suy dinh dưỡng: do hàm lượng vitamin không được cung cấp đầy đủ gây nên nhiều tình trạng không ngờ đến như viêm nướu, nha chu, hôi miệng.
- Thiếu hụt hoặc dư thừa canxi dễ làm các vi khuẩn bám vào làm tan mão răng, tổn thương tủy răng có thể gây chậm phát triển.
- Nhổ răng sữa không vệ sinh: điều này làm cho các vi khuẩn có hại bám vào nướu vừa làm hư răng sữa đến sâu răng vĩnh viến, đây cũng là bước đầu khiến cho răng bị ố vàng nhất.
- Hợp tác kém với nha sĩ: Thường trẻ em rất sợ khi phải đến phòng khám, trẻ chỉ đến khi trường hợp răng bị hư hại quá nghiệm trọng, nhưng những vấn đề về việc nhổ cũng như trám răng hầu hết đều phải bôi hoặc tiêm thuốc tê nên không khiến cho răng quá đau.
- Chấn thương răng trong quá trình phát triển : trẻ em dễ bị ngã hoặc vô tình va phải vật cứng, hoặc ăn những món đồ ngọt hoặc quá cứng, khiến cho răng phát triển bất thường hoặc gặp những di chứng như sưng nướu liên tục, chảy máu răng,…
Đối với những nguyên nhân trên, chúng tôi cũng đề ra các biện pháp khắc phục như: làm sạch tạo hình và trám răng sữa ở trẻ, nhổ và bạn cũng có thể cùng các nha sĩ việc khám và chẩn đoán các bệnh răng miễn phí cho trẻ nhỏ ở gia đình.
2. Yếu tố di truyền
Yếu tố di truyền ở đây là nói đến các yếu tố về răng miệng như chất cấu tạo men răng, cấu trúc hình thái của răng, khe rãnh răng có sâu hay nông,… Xin nhắc lại là bệnh sâu răng không di truyền nhưng cấu trúc gen lại quyết định các chất cấu thành nên răng miệng.
Thường gây ra các bệnh răng như sau:
- Răng mọc không đồng đều, hoặc hay bị các răng giấu mặt mọc lên làm cấu trúc răng thay đổi không còn đều đặn.
- Các kẽ răng sâu, làm vi khuẩn dễ bám vào nhưng khó vệ sinh, tổn thowng quanh răng càng nghiêm trọng thì răng càng rụng sướm.
- Khoảng cách giữ các răng quá xa làm răng thưa, xấu cũng làm các vi khuẩn bám vào chân răng gây hư răng.
Với những trường hợp như thế này thì lời khuyên của chúng tôi là bạn nên thường vệ sinh răng miệng, không ăn gì thêm sau khi đánh răng, uống nhiều nước và đi bác sĩ để có thể trám răng cho trẻ, hoặc nhổ răng, hoặc bạn cũng có thể đặt bộ giữ khoảng cho răng vĩnh viễn mọc khi mất răng sữa sớm cho con của mình.
3. Yếu tố kết hợp
Yếu tố kết hợp ở đây được chúng tôi tổng kết trên nhiều lý do khiến khách hàng đưa trẻ đến làm răng. Ở đây chúng tôi sẽ đưa ra một số trường hợp thường gặp và những vấn đề trẻ em thường gặp là:
- Mút tay dẫn đến răng mọc sai cấu trúc:
Mút tay khiến cho lưỡi bị đẩy xuống thấp, những nướu ở vị trí răng cửa cũng bị đẩy xuống theo, bên cạnh đó lực đẩy từ lưỡi cũng khiến răng cửa ngày càng to, răng sau thì ngày càng nhỏ lại khiến hàm bị lệch và khớp cắn sai vị trí.
- Đẩy lưỡi trong khi nuốt ở răng hàm:
Răng hàm dưới dễ bị chìa ra là do việc đẩy lưỡi khi nhai nuốt mạnh khiên răng hàm lệch. Có thể gây ra tật lưỡi như nói ngọng, nói lắp, răng cửa sẽ bị đẩy ra hai bên khi nói chuyện dễ văng nước bọt vào người nói chuyện. nếu từ răng sửa đã bị tật này thì răng vinhc viễn cũng sẽ mọc lại theo khuôn như vậy.
- Thói quen môi và thở bằng miệng:
Những trẻ em ở nhà nếu có những thói quen này từ bé dần lớn lên sẽ biến thành các tật về răng rất khó chữa trị, phần lớn những lý do như răng hô hoặc không có môi, chiều cao của răng thường thấp hơn so với người không thở bằng miệng, khô nướu tích tụ mảng bám răng, …
- Ăn bằng một bên:
Việc ăn bằng một bên về lâu dài sẽ khiến bên luôn nhai bị phì đại còn bên không nhai bị teo lại làm cho khuốn mặt mất cân đối. Có thể trẻ bị đau răng một bên nhưng không đi nha sĩ do lo sợ, dùng hàm bên còn lại để ăn. Bệnh này rất khó điều trị nếu muốn trị phải đến các cơ sở vật lý tập nhai lại cho bình thường.
Đối với yếu tố kết hợp này, chúng tôi đề nghị bạn nên đến các cơ sở khám chuyên khoa về răng hoặc dành nhiều thời gian với con cái hơn để thay đổi các thói quen có hại, bên nha khoa solar chúng tôi cũng có những phương pháp giúp trẻ chữa các bệnh răng. Nếu bạn có muốn tham khảo bảng giá nha khoa trẻ em bên chúng tôi sẽ được tư vấn tận tình.
Những yếu tố thường làm hư răng ở trẻ cần nắm bắt để phòng tránh
✅ Những yếu tố thường làm hư răng ở trẻ cần nắm bắt để phòng tránh. Quản lý sức khỏe răng miệng trong những năm đầu đời ở trẻ là vô cùng quan
Ý kiến của bạn
Bài viết liên quan
-
Khuyến mãi Tẩy Trắng Răng Và Bọc Răng Sứ
-
Thần dược giá rẻ trị bách bệnh đặc biệt các vấn đề răng miệng khiến ai cũng không ngờ tới
-
Niềng răng invisalign có hiệu quả không
-
Top thực phẩm cần ngưng ngay trong quá trình niềng răng
-
Làm sao để làm trắng răng bị ố vàng
-
10 bí mật giúp răng bạn luôn trắng sáng
-
Dấu hiệu cần nhổ răng khôn
-
Vật liệu làm bọc răng sứ
-
Điều bạn nên biết trước khi trám răng
-
Chăm sóc niềng răng đúng cách