Những thói quen xấu gây hại cho răng mà bạn nên tránh xa
Việc chăm sóc răng miệng là điều mà rất nhiều người quan tâm hiện nay để có thể mang đến cho chúng ta một hàm răng chắc khỏe đúng như mong muốn. Mặc dù việc vệ sinh, chăm sóc luôn được chúng ta thực hiện đúng cách nhưng bên cạnh đó, vẵn có rất nhiều những thói quen không tốt hàng ngày có ảnh hưởng trực tiếp đến bệnh về răng mà mọi người không hề hay biết .Sau đây là những thói quen xấu khiến răng ngày càng hư hỏng nặng hơn trong việc ăn uống hàng ngày mà chúng ta vẫn thường vô tư thực hiện hàng ngày như:
Đánh răng sau khi ăn
Đánh răng ngay sau khi ăn hoặc uống những đồ uống có chứa axit là một trong những sai lầm lớn của rất nhiều người. Điều này có thể tăng nguy cơ làm mòn răng của bạn. Ngay sau khi bạn ăn hoặc uống thực phẩm có tính axit, các axit trong thực phẩm sẽ làm suy yếu men răng của bạn.
Do đó sau khi ăn xong 30 phút bạn mới nên đánh răng, đó là thời gian để nước bọt tiết ra có thể trung hòa các axit.
Không quan tâm đến hiện tượng nghiến răng vào ban đêm hàng ngày
Nghiến răng dù chỉ là một vấn đề nhỏ nhưng nếu cứ tiếp tục nhiều thì sẽ dẫn đến hiện tượng răng sứt mẻ, gây đau đầu và biến dạng khuôn mặt. Nếu bạn không biết được liệu mình có hay nghiến răng vào ban đêm hay không, hãy kiểm tra các dấu hiệu đau nhức hàm, nhức đầu liên tục và mệt mỏi vào mỗi sáng sớm.
Nếu như gặp phải những biểu hiện trên, hãy lập tức đến hỏi ý kiến của nha sĩ để có thể nhận được những lời khuyên phù hợp nhất.
Đeo niềng răng
Có những trường hợp đeo niềng răng như một thói quen, sau khi bỏ niềng răng cố định thì vẫn tiếp tục sử dụng niềng răng ban đêm để giữ cho bộ răng mình ở vị trí hoàn hảo. Đừng quá lạm dụng niềng răng! Bởi có thể chúng là những cái bẫy tạo nên nhiều mảng bám gây hại cho men răng.
Đánh răng quá lâu và đánh răng quá nhiều
Tất cả chúng ta đều biết rằng đánh răng là việc cần thiết để giữ vệ sinh răng miệng. Nhưng điều đó không có nghĩa là sau mỗi lần ăn xong, bạn lại phải đánh răng. Đánh răng quá thường xuyên/quá lâu có thể làm xói mòn men răng của bạn. Lý tưởng nhất là đánh răng ba lần một ngày, hoặc ít nhất bạn cũng phải đánh răng hai lần một ngày – một lần vào buổi sáng và một lần vào buổi tối trước khi đi ngủ, mỗi lần đánh răng nên kéo dài 2- 3 phút để có thể làm sạch răng.
Dùng tăm
Tăm rất tốt trong việc loại bỏ thức ăn bị dính trong những kẽ răng tuy nhiên nó cũng có mặt trái của nó, nếu bạn lạm dụng chúng thì sẽ gây tổn thương lợi cũng như khiến răng bị nứt hoặc vỡ.
Chải răng quá mạnh
Chải răng 2 lần một ngày, mỗi lần 2 phút là một trong những thói quen tốt nhất cho sức khỏe răng miệng. Tuy nhiên, hãy đảm bảo là bạn không chải răng quá mạnh. Chải răng quá mạnh và sử dụng bàn chải quá cứng có thể làm mòn răng và gây tổn thương nướu.
Để khắc phục tình trạng này, hãy chải răng với áp lực vừa phải. Đừng nghĩ là bạn đang chà răng mà hãy nghĩ là chúng ta đang mát-xa răng. Đồng thời, nên sử dụng các loại bàn chải lông mềm được nha sĩ khuyên dùng. Hãy để dành các loại bàn chải cứng để chải rửa đồ vật.
Dùng nước súc miệng hàng ngày càng sạch
Tác dụng chủ yếu của nước súc miệng là loại bỏ mùi hôi, chứ không thể đánh tan mảng bám vi khuẩn trên răng. Khoang miệng của người khỏe mạnh có một số quần thể vi khuẩn bình thường. Một số loại nước súc miệng có chứa thành phần tiêu viêm, ức chế sự tồn tại này. Vì vậy, dùng nước súc miệng hàng ngày có thể dẫn tới tỷ lệ nhóm vi khuẩn khoang miệng mất cân bằng.
Không làm sạch và làm khô bàn chải đánh răng của bạn sau khi đánh răng
Hãy dành thời gian để rửa sạch bàn chải đánh răng thật kỹ. Vẩy cho sạch nước và dựng bàn chải lên, để nó nhanh khô. Nếu không làm sạch và làm khô bàn chải đánh răng, thì bạn đã tạo điều kiện để vi khuẩn "nằm ổ" trên bàn chải đánh răng của mình.
Không thay bàn chải đánh răng thường xuyên
Lần cuối cùng bạn thay bàn chải đánh răng là bao giờ? Không nhớ? Nếu không thay bàn chải thì bạn có chăm sóc răng miệng tốt đến đâu, thì bạn cũng sẽ không đạt được kết quả như mong muốn. Bạn nên thay bàn chải đánh răng 3 tháng/lần.
Bỏ qua lưỡi
Đánh răng không chỉ giới hạn ở răng. Bạn cũng cần vệ sinh lưỡi. Các rãnh và gờ trên lưỡi cũng là nơi trú ngụ của nhiều vi khuẩn. Làm sạch lưỡi cũng là làm giảm vi khuẩn trong miệng, nhờ đó giảm thiểu được các bệnh răng miệng hiệu quả.
Đau răng rồi mới đi khám
Về mặt lâm sàng, đại đa số răng bị đau là do sâu nghiêm trọng dẫn tới tủy bị hoại tử. Bệnh do chứng viêm mãn tính của mô cứng răng, nên từ lúc bắt đầu chớm sâu đến khi bị hỏng vào tận tủy cần một khoảng thời gian khá dài. Kiểm tra nha khoa định kỳ có thể giúp chúng ta tránh bị sâu răng hoặc được điều trị ngay khi bệnh mới bắt đầu.
Trên đây là những thói quen xấu khiến răng ngày càng hư hỏng nặng mà mọi người cần lưu ý và quan tâm nhiều hơn, hãy cải thiện những thói quen này sẽ giúp bạn có được một sức khỏe răng miệng tốt đúng như mong muốn.
NHA KHOA SOLAR niềm tin tưởng của mọi nhà
Nếu bạn đang tìm kiếm địa chỉ Nha khoa uy tín quận 10, NHA KHOA SOLAR sẽ mang lại sự thỏa mái nhất có thể cho bạn trong quá trình cải thiện bệnh về răng. NHA KHOA SOLAR tự tin sẽ mang đến cho bạn một mức giá rẻ với chất lượng đạt tiêu chuẩn cao, đảm bảo thẩm mỹ và bền chắc nhất. Cùng với các chương trình tri ân khách hàng thường xuyên.
Những thói quen xấu gây hại cho răng mà bạn nên tránh xa
trám sâu răng tại tphcm, sâu răng có sao không, làm sao phòng ngừa sâu răng
Ý kiến của bạn
Bài viết liên quan
-
Khuyến mãi Tẩy Trắng Răng Và Bọc Răng Sứ
-
Thần dược giá rẻ trị bách bệnh đặc biệt các vấn đề răng miệng khiến ai cũng không ngờ tới
-
Niềng răng invisalign có hiệu quả không
-
Top thực phẩm cần ngưng ngay trong quá trình niềng răng
-
Làm sao để làm trắng răng bị ố vàng
-
10 bí mật giúp răng bạn luôn trắng sáng
-
Dấu hiệu cần nhổ răng khôn
-
Vật liệu làm bọc răng sứ
-
Điều bạn nên biết trước khi trám răng
-
Chăm sóc niềng răng đúng cách