Phòng Khám cần marketing mảng nha khoa liên hệ 0911.551.550

Chảy máu chân răng và những vấn đề liên quan

Phát hiện và ngăn chặn kịp thời các bệnh lý liên quan đến răng miệng là điều quan trọng trong việc bảo vệ các chức năng cơ bản của hàm răng, giúp cho hàm răng trở nên chắc khỏe hơn, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống. Trong đó, chảy máu chân răng được xem là sự cảnh báo về tình trạng sức khỏe răng miệng không được tốt. Lúc này các mô mềm xung quanh răng bị tổn thương khiến các mạch máu bị vỡ ra và gây ra hiện tượng chảy máu chân răng. Hãy cùng nha khoa trẻ em Solar trong bài viết hôm nay để cùng tìm hiểu thêm về nguyên nhân, cách điều trị cùng những vấn đề liên quan khi chảy máu chân răng nhé!.
 
 
Nguyên nhân gây chảy máu chân răng
 
  • Các bệnh lý liên quan đến răng miệng không được điều trị và phát kiện kịp thời có thể dẫn đến chảy máu chân răng, chẳng hạn như viêm nướu. Đặc biệt khi bị viêm nướu trong thời kỳ thai nghén có thể dẫn đến chảy máu chân răng ở phụ nữ mang thai.
  • Quy cách vệ sinh răng miệng chưa được đảm bảo tốt như là chải và đánh răng quá mạnh, việc sử dụng bàn chải quá cứng gây ra sự xô xát, tổn thương cho nướu, mô và chân răng dẫn đến xuất huyết.
  • Thói quen dùng tăm để xỉa răng thường xuyên, mà không dùng chỉ nha khoa cũng có thể là nguyên nhân hàng đầu gây ra hiện tượng chảy máu chân răng.
  • Việc sử dụng và uống những loại thuốc có chứa các thành phần gây loãng máu – là nguyên nhân gây ra sự tổn thương cho chân răng khi không đáp ứng kịp thời các dưỡng chất cần thiết và gây ra hiện xuất huyết tại chân răng.
  • Các dịch vụ về thẩm mỹ cho răng như bọc răng sứ, niềng răng, lắp răng giả,…không được đảm bảo đúng quy trình và an toàn gây ra những hạn chế cho sự phát triển của chân răng, nướu và mô, dẫn đến chảy máu chân răng.

Chảy máu chân răng và những vấn đề liên quan

Cách ngăn chặn chảy máu chân răng
 
  • Vệ sinh răng miệng tốt: Mảng bám có chứa các vi khuẩn không tốt cho hàm răng. Nếu không dùng chỉ nha khoa và vệ sinh răng đúng cách có thể khiến  vi khuẩn phát triển gây sâu răng, những tổn thương cho chân răng. Do đó công tác vệ sinh răng miệng đúng quy trình là một việc làm quan trọng để hạn chế chảy máu chân răng.
  • Súc miệng bằng hydro peroxide: Việc súc miệng bằng hydro peroxide là giải pháp giảm viêm nướu và làm trắng răng hiệu quả, đồng thời ngăn chặn sự chảy máu chân răng.
  • Loại bỏ thói quen hút thuốc: Hút thuốc có thể làm giảm hệ thống miễn dịch của cơ thể, khó chống lại sự phát triển của vi khuẩn mảng bám hơn. Điều này có thể dẫn đến bệnh nướu răng (điều gây nên sự chảy máu chân răng). Bỏ thói quen hút thuốc giúp cho nướu, chân răng được khỏe mạnh hơn.

Chảy máu chân răng và những vấn đề liên quan

  • Giảm mức độ căng thẳng: Theo các nhà nghiên cứu, sự căng thẳng có tác động tiêu cực đến hệ thống miễn dịch. Điều này có thể dẫn đến suy yếu khả năng phòng vệ của cơ thể đến mức không thể chống lại nhiễm trùng nướu. Giảm mức độ căng thẳng sẽ hạn chế hiệu quả sự chảy máu chân răng.
  • Tăng lượng vitamin C:Ăn thực phẩm giàu vitamin C có thể tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn và giúp chống lại nhiễm trùng nướu gây chảy máu chân răng. Những thực phẩm giàu vitamin C bao gồm cam, khoai lang, cà rốt,…
  • Tăng lượng vitamin K: Vitamin K là một chất dinh dưỡng quan trọng vì nó giúp đông máu hiệu quả. Sự thiếu hụt vintamin K có thể gây chảy máu chân răng. Cần bổ sung những thực phẩm để tăng lượng vitamin K như rau xanh, cải xoăn, mù tạt,…

Chảy máu chân răng và những vấn đề liên quan

Những bệnh lý liên quan khi chảy máu nướu răng
 
  • Viêm nướu: Nếu bạn bị viêm nướu, nướu của bạn có thể bị kích thích, đỏ và sưng. Dẫn đến chảy máu tại nướu khi đánh răng.
  • Viêm nha chu: Nếu bạn bị viêm nha chu, nướu có thể bị viêm, nhiễm trùng và kéo ra khỏi chân răng. 
  • Bệnh tiểu đường: Nướu chảy máu hoặc sưng có thể là dấu hiệu cảnh báo của bệnh tiểu đường loại 1 hoặc loại 2 . Lượng đường trong máu cao cùng với bệnh tiểu đường khiến hệ miễn dịch của cơ thể bị hạn chế nghiêm trọng, điều này có thể làm cho bệnh nướu răng trở nên tồi tệ hơn.
  • Bệnh bạch cầu: Nướu chảy máu có thể là dấu hiệu của bệnh bạch cầu. Tiểu cầu giữ chức năng cầm máu cho cơ thể. Nếu bạn bị bệnh bạch cầu, số lượng tiểu cầu sẽ bị giảm thiểu đáng kể. 
  • Bệnh Hemophilia hoặc Von Willebrand: Nếu nướu răng bị chảy máu nhiều đó có thể là dấu hiệu của bệnh Hemophilia hoặc bệnh von Willebrand. Với tình trạng bệnh như trên, máu sẽ không được đông máu đúng cách, do đó bạn có thể bị chảy máu nướu răng.
  • Bệnh scurvy: Sự thiếu hụt vitamin C nghiêm trọng trong cơ có thể dẫn đến bệnh scurvy - một căn bệnh liên quan đến việc thiếu hụt chất dinh dưỡng. Khi mắc bệnh có thể làm cho cơ thể yếu đi, gây thiếu máu và dẫn đến chảy máu nướu hoặc chân răng.

Chảy máu chân răng và những vấn đề liên quan

Chảy máu chân răng hay chảy máu nướu răng là một triệu chứng tổn thương mô, nướu, chân răng khá phổ biến ở nhiều người. Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến một số bệnh về răng nguy hiểm phát triển triển như viêm nha chu, viêm nướu, thiếu hụt vitamin C,…Do vậy cần phải biết phòng tránh và điều trị hiệu quả khi bị chảy máu chân răng.
 
Nha khoa Solar luôn dẫn đầu và khẳng định được chất lượng của mình về các dịch vụ thẩm mỹ cho răng hiệu quả nhất. Nếu quan tâm thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi thông qua số hotline tại website trungtamnhakhoa.com.vn để được hỗ trợ và tư vấn nhanh nhất nhé!.

✅Chảy máu chân răng và những vấn đề liên quan Cách trị chảy máu chân răng. Các mô mềm xung quanh răng bị tổn thương khiến các mạch máu bị vỡ ra và gây

Kết quả: 2.8/5 - (15 phiếu)

Ý kiến của bạn
Nhập nội dung bình luận